Vải lụa Modal là gì? Ưu và nhược điểm của lụa Modal?

Vải lụa Modal là gì Ưu và nhược điểm của lụa Modal

Vải lụa Modal là một trong số những chất liệu đã xuất hiện và được ứng dụng trong sản xuất quần áo và các sản phẩm thời trang trên thế giới. Ở Việt Nam, chất liệu Modal chưa được ứng dụng rộng rãi vì sự hạn chế của trình độ sản xuất. Tuy nhiên, hiện nay các sản phẩm thời trang đang có xu hướng sử dụng chất liệu Modal nhiều hơn bởi nó có những ưu điểm rất vượt trội.

Hiện nay, với nhu cầu sử dụng các sản phẩm quần áo, chăn đệm, tất tay, tất chân,.. người dùng không còn chỉ quan tâm đến thiết kế bên ngoài như trước kia mà còn quan tâm nhiều hơn về chất liệu, nguồn gốc của sản phẩm. Một số chất liệu thường được sử dụng để sản xuất ra những sản phẩm thời trang có thể kể đến như: Cotton, Polyester, Kate, Modal,..

Vậy Chất liệu Modal là gì? Có những ưu điểm vượt trội nào? Cách bảo quản chất liệu này ra sao? Bạn hãy cùng Nganphatthinh tìm hiểu trong bài viết này nhé.

1. Chất liệu vải modal là gì ?

Chất liệu vải Modal là loại vải sinh học nhân tạo, được tạo nên từ một loại kết tinh trong cây sồi có tên là Cellulose. Cho những bạn chưa biết, Cellulose là một chất màu trắng không mùi, không vị. Nó là thành phần chính tạo nên lớp màng tế bào thực vật, giúp các mô thực vật có độ bền cơ học và tính đàn hồi cao.

Bản thân sợi Modal cũng không phải là 100% thiên nhiên, bởi trong quá trình sản xuất đã có sự tham gia của một số chất hóa học khác. Song, chính vì có nền tảng nguyên liệu là cây sồi đã giúp loại vải này trở nên rất an toàn đối với cả môi trường và con người. Như chúng ta đã biết, cây sồi là một loại cây được xếp vào hàng lâu năm và có tuổi thọ rất dài. Chúng có tính kháng sâu bệnh tốt, nên không bị ảnh hưởng bởi phân bón hóa học hay thuốc trừ sâu.

Chất liệu vải Modal có đặc tính mềm mịn, co giãn và hút ẩm tất. Đặc biệt vải Modal có tính kháng khuẩn là tính chất riêng biệt chỉ loại vải này có.

Hiện nay, chất liệu vải Modal đang được sử dụng phổ biến để sản xuất các sản phẩm như: tất, đồ lót, chăn gối, quần áo,..

Vải lụa Modal là gì

2. Lịch sử phát triển của vải Modal

Chất liệu vải Modal được phát hiện và ứng dụng trong công nghiệp sản xuất vào khoảng những năm 1930 tại các nước Bắc Âu, bởi đây chính là nơi tập trung hàng trăm cánh rừng sồi lớn của thế giới.

Từ khoảng những năm 1960, chất liệu vải Modal được ứng dụng nhiều hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên, công nghệ dệt sợi lúc này vẫn chưa khai thác được hết những đặc tính ưu việt của chất liệu Modal.

Trong thời đại hiện nay, với sự phát triển của công nghệ dệt sợi, vải Modal là chất liệu đã trở nên thông dụng trong các sản phẩm quen thuộc của con người với rất nhiều đặc tính nổi trội.

3. Quy trình sản xuất vải Modal

Quá trình sản xuất loại vải này cũng trai qua gần tương tự như vải lụa, vải sợi tổng hợp, vải cotton… Quá trình sản xuất cụ thể thường trải qua những bước sau:

  • Bước 1: Thu hoạch gỗ sồi và xử lý bằng nhiệt để phân tách chất Cellulose. Lúc này Cellulose biến thành chất lỏng có màu vàng và sánh như mật ong.
  • Bước 2: Tiếp tục sử dụng nhiệt để phá vỡ cấu trúc xenluloza để tạo nên một loại bùn đã được gạt bỏ hết tạp chất.
  • Bước 3: Bùn thu được sẽ được đưa vào những lỗ khuôn nhỏ có sẵn trong bể chứa chất hóa học để tạo nên những sải vải mềm, mịn.
  • Bước 4: Xử lý và tẩy trắng các sợi trên, ta sẽ thu được những sợi Modal.
  • Bước 5: Cuối cùng, chỉ cần dệt những sợi trên thành những tấm thành phẩm, có thể nhuộm hay in ấn để những tấm vải trở nên thật bắt mắt, đa dạng.

Quy trình sản xuất vải Modal

4. Đặc tính vải Modal

  • Chống co rút: Vải Modal có khả năng chịu tác động của ngoại lực, có khả năng chống co rút. Do vải Modal được dệt từ thành phần chính là Cellulose có cấu trúc liên kết bền chặt giữa các phân tử nên vải Modal khó bị bai dão trong quá trình sử dụng.
  • Đây là một trong số những lý do vì sao vải Modal đang dần thay thế sự có mặt của cotton. Vải cotton dù có tính thoáng mát nhưng vải cotton lại dễ bị co rút, nhanh bị mất form dáng sản phẩm trong quá trình sử dụng. Chất liệu vải Modal đã khắc phục hoàn toàn nhược điểm này.
  • Vải Modal có kết cấu sợi vải bền chắc, không bị co rút sau khi giặt

4.1. Ưu điểm vượt trội của vải Modal với sợi cotton là gì?

  • Chất liệu Modal có những đặc điểm giống với chất liệu Cotton như: tính thoáng mát, co giãn, mềm mịn. Tuy nhiên, chất liệu Modal có một số những ưu điểm vượt trội hơn như:
  • Chất liệu Modal có khả năng thấm hút cao hơn cotton đến khoảng 25%. Chính nhờ đặc điểm này chất liệu Modal có khả năng làm mát cơ thể nhanh hơn và thấm hút mồ hôi cho người sử dụng tốt hơn, rất phù hợp để may quần lót.
  • Các sản phẩm từ chất liệu Modal sau quá trình sử dụng, giặt là vẫn giữ nguyên được Form dáng, không gặp phải tình trạng biến dạng như chất liệu Cotton vẫn thường gặp phải.
  • Nếu Cotton thấm hút tốt nhưng quá trình thoát ẩm lại diễn ra lâu thì chất liệu Modal đã khắc phục được đặc điểm này. Modal có tính thấm hút tốt và có khả năng thoát ẩm rất nhanh. Do vậy, khi sử dụng chất liệu Modal sẽ luôn cảm nhận được sự nhẹ nhàng của chất liệu trên cơ thể.
  • Độ bền cao: Cellulose có liên kết hóa học rất bền chặt. Do đó, Cellulose có tính bền khi tiếp xúc với nước và nhiệt độ. Sản phẩm chất liệu Modal có nguồn gốc chính từ Cellulose nên có độ bền cao và có sự co giãn tốt. Vậy nên thường được sử dụng để sản xuất những sản phẩm công năng.
  • Thân thiện với môi trường: Vải Modal có nguồn gốc từ gỗ sồi, không phải từ các chất hóa học công nghiệp như một số loại vải khác. Vì vậy, vải Modal được đánh giá là chất liệu có nguồn gốc thiên nhiên và thân thiện với môi trường.

Ưu điểm vượt trội của vải Modal

Hiện nay, xu hướng chung của con người đó là hướng tới sử dụng những sản phẩm hữu cơ có nguồn gốc từ thiên nhiên, để bảo vệ môi trường nên chất liệu vải Modal ngày càng được sử dụng nhiều hơn và được yêu thích hơn.

4.2. Nhược điểm của vải Modal

  • Giá thành khá cao: Do quy trình sản xuất tiên tiến và nguyên liệu là một loại gỗ trồng lâu năm nên giá vải cao cũng là một điều dễ hiểu, còn cụ thể như thế nào mình sẽ nói ở phần sau.
  • Có thể gây khó chịu: Tuy thoáng mát là vậy, song nhiều lúc, vải cũng có thể gây cảm giác không mấy thoải mái do đặc tính khá dày của nó.
  • Sản lượng sản xuất hạn chế: Do có nguồn nguyên liệu chính từ một loại gỗ trồng lâu năm nên việc sản lượng sản xuất loại vải này khá hạn chế cũng là một điều dễ hiểu. Qua đó, cũng tránh được tình trạng khai thác gỗ sồi quá mức.

5. Giá mua bán vải modal

Vải Modal có thành phần 95% modal và 5% spandex, loại sợi 40s, khổ vải 170cm có giá sỉ khoảng 100.000 VNĐ. Ở các chợ vải, khi mua mức giá bán vải modal lẻ nằm ở mức 180.000 – 200.000 VNĐ.

Giá mua bán vải modal

6. Ứng dụng của vải Modal

Chất liệu vải Modal có nhiều đặc tính nổi trội, ưu việt nên hiện nay được ứng dụng để sản xuất rất nhiều loại sản phẩm.

6.1. Sản xuất quần áo

Chúng ta có tới hàng chục đến hàng trăm lý do để chứng minh rằng mặc quần lót là việc cực kỳ cần thiết để bảo vệ cơ thể cho dù bạn là nam hay nữ. Nhưng sử dụng chất liệu quần lót nào mới giúp chiếc quần lót làm đúng chức năng bảo vệ cơ thể và cho bạn sự thoải mái, tự tin nhất? Các nhà sản xuất đã chạy đua nghiên cứu, thử nghiệm và cho ra những sản phẩm quần lót từ chất liệu vải Modal.

Sản xuất quần áo

6.2. Sản xuất chăn ga gối đệm

Modal được dùng để sản xuất chăn, ga, gối, đệm,… Vì chất liệu này có tính bền cao, có thể thay giặt nhiều lần mà không gặp hiện tượng rách, dão. Những sản phẩm chăn, ga, gối, đệm từ chất liệu Modal còn mang lại cảm giác rất mềm mịn, thoải mái khi tiếp xúc với làn da của bạn.

Sản xuất chăn ga gối đệm

7. Vệ sinh và bảo quản vải Modal như thế nào?

  • Vải Modal hoàn toàn có thể vệ sinh bằng máy giặt, nhưng bạn nên lưu ý ở chế độ (chọn chế độ giặt nhẹ nhất của máy) và nên sử dụng túi giặt cho sản phẩm.
  • Tránh dùng chất tẩy rửa với chất liệu vải modal, khi giặt nên dùng xà phòng trung tính. Nên dùng ít xà phòng và ít nước xả (không ngâm sản phẩm).
  • Trong lần giặt đầu tiên chỉ nên giặt với nước lạnh (không sử dụng xà phòng), có như thế mới đảm bảo được cấu trúc của sợi vải.
  • Hạn chế tối đa dùng máy sấy và giặt với nước ở nhiệt độ cao, vì điều đó sẽ khiến sợi vải bị co lại, gây mất phom dáng ban đầu.
  • Modal nên được sấy khô ở nhiệt độ thấp đến trung bình và lấy từ máy sấy quần áo trong khi hơi ẩm để giảm nếp nhăn.
  • Nên phơi trong mát và nơi có gió, không phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.